Thuật ngữ chuyên ngành F&B là gì? Với những ai làm trong ngành Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) thì F&B không còn là khái niệm xa lạ. Bởi F&B được biết đến là bộ phận mang về doanh thu cao thứ hai cho khách sạn chỉ sau buồng phòng. Để hiểu rõ hơn tất tần tật bộ phận F&B, hãy theo dõi ngay những thông tin chi tiết dưới đây của chúng tôi.
Tóm tắt nội dung
Thuật ngữ chuyên ngành F&B là gì?
F&B là từ viết tắt của Food and Beverage Service. Đây là bộ phận nhà hàng và quầy uống trong khách sạn hay còn gọi là Ẩm thực, đảm nhận nhiệm vụ cung cấp thức ăn và đồ uống cho các thực khách lưu trú tại khách sạn.
Xem thêm: Các thuật ngữ trong golf
Có thể nói, bộ phận F&B không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn bởi vì bất cứ ai lưu trú khách sạn cũng đều có nhu cầu ăn uống, tiệc tùng. Hoạt động F&B càng mạnh, càng phong phú, chất lượng dịch vụ càng cao và tăng tính nhận diện thương hiệu cho khách sạn.
Những thuật ngữ F&B chuyên dụng
A La Carte: Đây là thực đơn mà khách sẽ tự chọn dựa trên sở thích, nhu cầu cá nhân. Thực đơn sẽ thể hiện tên món ăn, đồ uống, giá cả, hình ảnh (nếu có) giúp khách dễ dàng gọi món.
Room Service menu: Thực đơn dành cho dịch vụ phòng tại khách sạn, tức là khách sẽ sử dụng thực đơn này để gọi món ăn lên phòng khi không muốn ra ngoài.
Fixed menu: Thực đơn cố định tại nhà hàng, khách sạn và sẽ không thay đổi theo ngày.
Cyclical menu: Đây là thực đơn khác với Fixed menu, các món ăn và đồ uống sẽ được thay đổi theo một số ngày nhất định.
Xem thêm: Thị trường BO là gì?
Table d’hote (Buffet Menu): Là thực đơn cho buffet, nhà hàng sẽ cung cấp rất nhiều món ăn khác nhau với một giá nhất định, bạn chỉ cần trả một lần và thưởng thức bao nhiêu tùy ý trong khung giờ quy định.
Promotions: Chương trình khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá… là chiến lược để nhà hàng thu hút khách.
Lacto-oco-vegetarian: Kiểu ăn loại trừ thịt động vật (thịt, cá, trứng), sử dụng các sản phẩm sữa, rau và hoa quả.
Pesco-vegetarian: Kiểu ăn loại trừ thịt nhưng dùng trứng, cá, rau và hoa quả trong bữa ăn.
Vegan: Kiểu ăn chay thuần, không dùng các sản phẩm từ động vật, kể cả sữa.
Cart service: Thuật ngữ dùng để chỉ quá trình chuẩn bị và phục vụ các mặt hàng bên cạnh bạn của khách sử dụng giỏ hàng.
American Service (Plate Service): Chỉ các món ăn được nấu chín hoàn toàn, chế biến từ A đến Z trong nhà bếp.
Platter Service: Chỉ phong cách phục vụ bàn, món ăn được nấu sẵn ở khu vực Bếp và mang ra phòng ăn để trình bày cho khách.
Runner: Là nhân viên Tiếp thực, người mang món ăn từ nhà bếp đến bàn ăn hoặc trao cho nhân viên Phục vụ đem đến thực khách.
Side table/ Side station: Là khu vực trong nhà hàng, chứa các thiết bị và dụng cụ để phục vụ ăn uống giúp nhân viên Phục vụ tiếp cận dễ dàng.
Baked: Phương pháp chế biến món ăn bằng cách sấy khô trong lò nướng.
Boiled: Phương pháp nấu chín món ăn bằng cách đun sôi.
Braised: Phương pháp nấu nướng có sử dụng một ít chất béo trong các món ăn.
Broiled: Phương pháp chế biến món ăn bằng nhiệt trực tiếp từ trên xuống.
Grilled: Phương pháp chế biến món ăn bằng cách nấu trên lưới điện qua nhiệt trực tiếp.
Suggestive Selling: Là thuật ngữ dùng để chỉ một kỹ thuật bán hàng được thực hiện bởi các nhân viên Phục vụ nhằm tăng sản phẩm bán ra ở nhà hàng, khách sạn đó cũng như tăng sự hài lòng đến khách hàng.
Table turn rate: Thời gian trung bình của một bàn ăn.
KOT – (Kitchen order ticket): Là phiếu order đồ ăn.
POS – (Point of sale system): Là hệ thống tạo ra KOT, hóa đơn cho thực khách và quyết toán.
Dưới đây là tất tần tật những điều cần biết về khái niệm F&B cho bạn đọc tìm hiểu. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.