Chuyện tiếp thị

Tiếp thị sữa là gì? Một số thông tin cần biết về tiếp thị sữa

Hiện nay, tiếp thị sữa hay tiếp thị các mặt hàng khác được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ khái niệm tiếp thị sữa hay những thông tin cơ bản về hoạt động này.

Tóm tắt nội dung

1. Tiếp thị sữa là gì? Được hiểu như thế nào?

Để có thể hiểu được khái niệm tiếp thị sữa, bạn cần nắm được khái niệm tiếp thị. Vậy tiếp thị là gì?

Tiếp thị là “hoạt động, thiết lập của các tổ chức, và quy trình tạo ra, giao tiếp, cung cấp, và trao đổi các dịch vụ có giá trị cho khách hàng, khách hàng, đối tác, và xã hội rộng lớn”. Hiểu một cách đơn giản, tiếp thị là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra.

Hoạt động tiếp thị sữa là cầu nối đưa sản phẩm tới khách hàng tiềm năng

Theo đó, khái niệm tiếp thị sữa có thể được hiểu là tất cả hoạt động của doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm sữa tới khách hàng, là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nhờ có hoạt động tiếp thị mà khách hàng biết, hiểu về sản phẩm sản phẩm sữa mà doanh nghiệp đang cung cấp, hướng khách hàng sử dụng sản phẩm.

2. Những điều cần biết khi tiếp thị sản phẩm sữa

Nắm chắc kiến thức về sản phẩm sữa cần tiếp thị

Đây là yếu tố “cần “ và “đủ” cho hoạt động tiếp thị. Nếu không nắm được thông tin về sản phẩm, bạn không thể tiếp thị cho chúng.

Chẳng hạn bạn tiếp thị sữa vilamilk, hãy xem xét những vấn đề dưới đây:

  • Những công năng cốt lõi của sữa vilamilk là gì?
  • Sữa có đủ những tính năng cốt lõi để một người nào đó có thể kiểm tra và đưa ra phản hồi có ý nghĩa để bạn có thể sử dụng?
  • Bạn có sẵn sàng để thể hiện sản phẩm và tìm một người thử nghiệm hay thậm chí là khách hàng?

Câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp xác định được bạn đang ở giai đoạn nào và sau đó có thể lên kế hoạch phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét dòng sữa vilamilk đang ở đâu trong vòng đời của một sản phẩm: (1) phát triển, (2) giới thiệu, (3) tăng trưởng, (4) đáo hạn, hoặc (5) suy giảm. Mỗi một giai đoạn trên có khoảng thời gian tồn tại khác nhau và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách tiếp thị.

Chiến lược tiếp thị sản phẩm

Chiến lược tiếp thị bao gồm cả cách tiếp cận khách hàng tiềm năng như thế nào và chiến lược phù hợp với khách hàng. Về cơ bản, bạn cần tạo ra một hồ sơ tư liệu và danh sách khách hàng tiềm năng…

Một chiến lược tiếp thị sữa hiệu quả cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu

*** Xem thêm: Nghề tiếp thị bia và những “góc khuất” không phải ai cũng biết

Đặc biệt, bạn cần tìm hiểu các kênh phân phối lý tưởng và xem xét chiến dịch tiếp thị có gắn kết được với các chọn lựa khác (như quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, hội chợ thương mại, hay các chương trình quan hệ công chúng). Chiến lược tiếp thị cần bao gồm những yếu tố sau:

  • Đối tượng mà sản phẩm và dịch vụ hướng đến.
  • Địa điểm tiếp cận đối tượng đó.
  • Phương thức tiếp cận như thế nào?
  • Cách tốt nhất để sử dụng những nguồn thông tin mà bạn có ở trên.

Tuy những thông tin trên nhìn có vẻ rời rạc, nhưng mối liên hệ giữa chúng sẽ thể hiện ở kết quả. Chẳng hạn dịch vụ phục vụ cho người lớn tuổi thì điện thoại, truyền hình hoặc đài phát thanh sẽ là cách tốt hơn để truyền tải thông điệp.

Bạn nên kiểm tra những thông tin trên trong một quy mô nhỏ trước khi áp dụng hoàn toàn vào chiến dịch tiếp thị. Điều này giúp bạn phát hiện những điểm chưa rõ ràng, những ngoại lệ, và những điều liên quan bất ngờ khác nữa vô tình bỏ qua.

Xác định và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh

Rất nhiều thập kỷ trước đó, tiếp thị chỉ tập trung vào sự nỗ lực để cạnh tranh với các quảng cáo trưng bày bắt mắt, chương trình khuyến mãi, giảm giá và các tin tức tập trung vào các tính năng của sản phẩm. Thế nhưng, tất cả đều kết thúc như một âm thanh ồn ào vừa vang lên. Vì thế, để thành công và thật sự tiếp cận được với đối tượng khách hàng, thì việc hiểu biết sâu rộng về môi trường cạnh tranh là điều rất quan trọng.

Bạn hãy tìm hiểu đối tượng cạnh tranh hàng đầu là ai, cùng với vị trí và thông điệp cốt lõi của họ. Phiên bản vừa cập nhật mới nhất của họ là gì? Họ có đề cập đến bất kỳ công nghệ và dịch vụ nào sắp tới hay không? Thử thách đối với họ là gì? Và họ đã giải quyết chúng trên thị trường như thế nào? Những thông tin này sẽ giúp bạn biết rằng sản phẩm của bạn có thể cùng tồn tại, hỗ trợ hoặc thay thế các đối thủ cạnh tranh, là điều cần thiết để xác định ví trí và thông điệp tiếp thị phù hợp với thời điểm.

Truyền bá thông điệp

Khi đã xác định được chiến dịch tiếp thị, vị trí của sản phẩm và môi trường cạnh tranh, bước cuối cùng là xác định thông điệp. Bạn cần chuyển đổi thông tin sản phẩm sữa và truyền đạt đến khách hàng theo cách lôi cuốn nhất.

Bài viết vừa chia sẻ một số thông tin về tiếp thị sữa, giúp người đọc tìm hiểu khái niệm tiếp thị sữa là gì cũng như một số điều cần biết khi tiếp thị về sản phẩm này.

Bạn Hoàng Thủy – Sinh viên Cao đẳng Dược t/h

Rate this post
Tuyết Vy

Recent Posts

Khối D07 gồm những môn nào, học được ngành nào? Trường tuyển sinh khối D07

D07 là khối được nhiều thí sinh lựa chọn làm căn cứ dự tuyển vào…

8 tháng ago

Tuyển sinh Dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 2024

Ngành Dược là một ngành “hot” với mức thu nhập cao và ổn định trong…

9 tháng ago

Theo học tại Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn học phí là bao nhiêu?

Các bạn thí sinh cùng quý bậc phụ huynh quan tâm nhiều đến vấn đề…

9 tháng ago

Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch gồm những gì?

Để giúp thí sinh nắm rõ hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Khoa Phạm…

10 tháng ago

Học Cao đẳng Điều dưỡng có dễ xin việc không? Nên học trường nào?

Vào mỗi mùa tuyển sinh, các bạn trẻ thường hay thắc mắc: Học Cao đẳng…

10 tháng ago

Danh sách các trường đào tạo Văn bằng 2 Dược sĩ uy tín tại TPHCM

Hiện nay, ngành Dược đang chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực Y tế.…

10 tháng ago