Categories: Tin tức

Giải mã: “Thuật ngữ công nghệ thông tin ” bạn nên biết

Thuật ngữ công nghệ thông tin là những kiến thức cơ bản & vô cùng quan trọng mà bất cứ ai đang hoạt động trong lĩnh vực này đều cần tìm hiểu và nắm bắt. Việc hiểu rõ về các thuật ngữ chuyên ngành này sẽ giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng & hiệu quả hơn. Cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Tóm tắt nội dung

Thuật ngữ công nghệ thông tin cơ bản

Algorithm (Thuật toán)

Thuật toán là tập hợp các thao tác được sắp xếp theo một trình tự nhất định để giải quyết một bài toán hoặc một vấn đề cụ thể trên máy tính.

Application (Ứng dụng)

Ứng dụng (app) là một chương trình máy tính hoặc điện thoại được lập trình và thiết kế để thực hiện hoặc cung cấp một chức năng cụ thể cho người dùng. Ví dụ, Spotify là một ứng dụng dùng để nghe nhạc.

Thuật ngữ công nghệ thông tin cơ bản

Xem thêm: Thuật ngữ xây dựng

Browser (Trình duyệt)

Trình duyệt là một ứng dụng trên máy tính hoặc điện thoại cho phép bạn truy cập vào Internet. Ví dụ như: Google Chrome, Cốc Cốc và Mozilla Firefox.

Bug (Lỗi phần mềm)

Là những lỗi hay sai sót trong phần mềm hoặc hệ thống máy tính. Bug khiến phần mềm không hoạt động bình thường, hoặc không chính xác.

Cookies

Là những tập tin mà một trình duyệt lưu trên ổ cứng máy tính của người dùng khi họ truy cập một trang web nào đó.

Cursor (Con trỏ)

Vị trí hiện tại của con chuột trên màn hình máy tính của bạn được gọi là con trỏ.

Database (Cơ sở dữ liệu)

Là tập hợp cơ sở dữ liệu có liên quan đến nhau và được sắp xếp theo những thứ tự nhất định.

Debug (Sửa lỗi)

Debug là quá trình tìm lỗi sai hay nguyên nhân gây ra lỗi làm ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình/phần mềm, qua đó tìm cách sửa lỗi phù hợp (fix bug).

Encryption (Mã hóa)

Mã hoá là phương pháp biến đổi thông tin từ định dạng bình thường sang dạng thông tin không thể hiểu được nếu không có phương tiện giải mã.

Function (Hàm)

Hàm là một đoạn gồm một hoặc nhiều câu lệnh, cho phép các lập trình viên phân tách cấu trúc chương trình thành nhiều phân đoạn khác nhau với mục đích riêng biệt.

File (Tập tin)

File hay tập tin là dữ liệu do người dùng tạo ra trên máy tính dưới nhiều định dạng khác nhau. Ví dụ tập tin văn bản Word sẽ có định dạng .doc, bảng tính Excel sẽ có định dạng .xls.

Folder (Thư mục)

Thư mục là nơi chứa các tập tin, nhằm mục đích phân loại và quản lý các tập tin.

Hardware (Phần cứng)

Hardware hay Phần cứng là các bộ phận vật lý của một máy tính mà bạn có thể nhìn thấy và sờ được như ổ cứng, vi mạch máy tính, RAM, card màn hình, quạt, màn hình, bàn phím, chuột, dây cáp, v.v.

Hard Drive (Ổ cứng)

Ổ đĩa cứng là một phần cứng của máy tính hoặc của một thiết bị điện tử dùng để lưu trữ dữ liệu.

HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)

HTML là một ngôn ngữ được dùng để xây dựng cấu trúc và các thành phần của một website, ví dụ như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.

Thuật ngữ chuyên ngành công nghệ thông tin về vị trí nghề nghiệp

Computer analyst (Nhà phân tích máy tính)

Công việc của họ là nghiên cứu về hệ thống máy tính và những thay đổi có thể thực hiện được nhằm tạo ra các giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật và tính toán chi phí cũng như các rủi ro để các giải pháp này được phát triển thành công.

Computer Programmer (Lập trình viên)

Lập trình viên là người sử dụng các ý tưởng và thiết kế của các nhà phát triển phần mềm để viết mã mà các máy tính có thể thực hiện. Các lập trình viên viết một loạt câu lệnh, các hướng dẫn để máy tính thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

Thuật ngữ chuyên ngành công nghệ thông tin về vị trí nghề nghiệp

Xem thêm: Các thuật ngữ trong Poker

Database Administrator (Quản trị cơ sở dữ liệu)

Quản trị cơ sở dữ liệu là ngành phụ trách việc quản trị các cơ sở dữ liệu hoặc/và vận hành các hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu để đảm bảo hệ thống luôn chạy ổn định, mang đến cho người dùng trải nghiệm truy cập tốt nhất.

Network administrator (Quản trị mạng)

Những người làm công việc quản trị mạng sẽ thực hiện thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống bảo mật để ngăn chặn tối đa sự tấn công từ bên ngoài như virus, hacker thông tin.

Software developer (Lập trình viên phần mềm)

Lập trình viên phần mềm là những người thiết kế, và xây dựng các ứng dụng hay phần mềm cho các máy tính. Họ phụ trách viết mã nguồn (source code) của phần mềm.

Software Tester – Nhà kiểm thử phần mềm

Công việc chính của tester là kiểm tra để phát hiện các lỗi đang tồn tại, đảm bảo chất lượng phần mềm trước khi giao sản phẩm cho khách hàng.

Web developer – Lập trình viên Web

Lập trình viên web là một lập trình viên máy tính chuyên về các việc được thực hiện trên website, như xuất bản website, và quản lý cơ sở dữ liệu trên website.

Trên đây là tổng hợp các thuật ngữ Công Nghệ Thông Tin. Hy vọng bài viết này hữu ích đến các bạn trong quá trình học tiếng Anh về Công Nghệ Thông Tin

Rate this post
Tuyết Vy

Recent Posts

Khối D07 gồm những môn nào, học được ngành nào? Trường tuyển sinh khối D07

D07 là khối được nhiều thí sinh lựa chọn làm căn cứ dự tuyển vào…

8 tháng ago

Tuyển sinh Dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 2024

Ngành Dược là một ngành “hot” với mức thu nhập cao và ổn định trong…

9 tháng ago

Theo học tại Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn học phí là bao nhiêu?

Các bạn thí sinh cùng quý bậc phụ huynh quan tâm nhiều đến vấn đề…

9 tháng ago

Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch gồm những gì?

Để giúp thí sinh nắm rõ hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Khoa Phạm…

10 tháng ago

Học Cao đẳng Điều dưỡng có dễ xin việc không? Nên học trường nào?

Vào mỗi mùa tuyển sinh, các bạn trẻ thường hay thắc mắc: Học Cao đẳng…

10 tháng ago

Danh sách các trường đào tạo Văn bằng 2 Dược sĩ uy tín tại TPHCM

Hiện nay, ngành Dược đang chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực Y tế.…

10 tháng ago