Ngành Vật lý trị liệu là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với nhiều bạn trẻ. Chính vì vậy, có nhiều người vẫn chưa biết vật lý trị liệu là gì? Hãy tìm hiểu về ngành học này trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Ngành Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu (tiếng Anh là Physical Therapy) hay Kỹ thuật vật lý trị liệu là một chuyên ngành y học chuyên nghiên cứu và ứng dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể người bệnh để chữa bệnh và phục hồi chức năng. Vật lý trị liệu được sử dụng với mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua việc kiểm tra, chẩn đoán, tiên lượng, can thiệp thể chất và giáo dục bệnh nhân.
Đặc trưng của các phương pháp điều trị Vật lý trị liệu là tiến hành hỗ trợ cho các bệnh nhân thực hiện những bài tập để phục hồi các chức năng vận động của cơ thể sau chấn thương một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Đặc biệt, phương pháp này không sử dụng thuốc nên sẽ không gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
Ngành Vật lý trị liệu lấy bao nhiêu điểm?
2. Vai trò của Vật lý trị liệu trong điều trị
Hiện nay, Vật lý trị liệu có vai trò quan trọng trong công tác hỗ trợ người bệnh phục hồi sức khỏe một cách triệt để sau khi thực hiện những phương pháp phẫu thuật, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị tai biến, tai nạn…
Phục hồi chức năng không chỉ tập trung vào bộ phận đang suy giảm mà còn hỗ trợ tăng cường các khả năng còn lại nhằm giảm tối thiểu hậu quả của bệnh tật. Việc sử dụng kết hợp các biện pháp nhằm mục đích trả lại khả năng hoạt động cho một người đang có nguy cơ suy giảm khả năng và trở nên tàn phế.
Một số bệnh lý có thể chữa trị bằng phương pháp Vật lý trị liệu phục hồi chức năng như sau:
- Chấn thương do tham gia hoạt động thể thao: ngã xe, gãy xương, trật khớp, đau nhức cơ thể…
- Phục hồi sau di chứng của tai biến mạch máu não
- Đau lưng do bị thoái hóa đốt sống lưng
- Đau xương, khớp, dây thần kinh…
- Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, viêm, đục thủy tinh thể…
- Bệnh về da: mụn, viêm, nám…
- Các bệnh khác: mất ngủ, khó ngủ, đau đầu…
Phương pháp điều trị này được đánh giá là an toàn, không chỉ giúp cho đối tượng người bệnh phục hồi sức khoẻ sau điều trị mà còn phục hồi chức năng cơ thể của những người khuyết tật, giúp họ hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế đó là thời gian thực hiện điều trị Vật lý trị liệu thường kéo dài. Do đó, bệnh nhân phải nằm viện hoặc đến bệnh viện thường xuyên để các bác sĩ thăm khám.
3. Công việc của nhà Vật lý trị liệu
Một số kỹ thuật Vật lý trị liệu thường được dùng để điều trị như vận động cơ học, nhiệt, điện, xoa bóp, siêu âm, laser trị liệu… để giúp bệnh nhân phục hồi chức năng cơ thể đang bị suy giảm. Những người thực hiện công việc này được gọi là những nhà Vật lý trị liệu. Bên cạnh việc thực hiện chữa trị về thể chất thì họ còn động viên người bệnh giúp họ phục hồi cả về tinh thần.
Công việc của Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu như sau:
- Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch điều trị bằng kỹ thuật vật lý trị liệu, tiên lượng khả năng phục hồi đối với từng trường hợp bệnh nhân.
- Phối hợp với các y bác sĩ để nghiên cứu và đưa ra những đề xuất về giải pháp vật lý phục hồi phù hợp nhất với người bệnh, tiến hành thực hiện công việc theo nhóm để đạt hiệu tốt nhất trong công việc.
- Biết cách sử dụng thành thạo các trang thiết bị để phục vụ cho quá trình kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Đồng thời hướng dẫn bệnh nhân các bài tập vận động trong quá trình điều trị.
- Tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, giúp nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật tất cả những kỹ thuật vật lý trị liệu – phục hồi chức năng mới ở trong nước và cả trên thế giới.
Ngành Vật lý trị liệu lấy bao nhiêu điểm?
4. Ngành Vật lý trị liệu lấy bao nhiêu điểm?
Ngành Vật lý trị liệu lấy bao nhiêu điểm? Có rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến điểm chuẩn ngành Vật lý trị liệu để có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Tuy nhiên, ở nước ta hiện chưa có nhiều trường đại học đào tạo và tuyển sinh ngành Vật lý trị liệu. Ngành Vật lý trị liệu chủ yếu được đào tạo ở các trường cao đẳng hoặc trung cấp.
So với các trường đại học thì phương thức xét tuyển đầu vào của các trường cao đẳng có phần gợi mở hơn. Bởi hiện nay, có nhiều trường cao đẳng y dược đã bỏ áp dụng điểm chuẩn và xét tuyển thẳng với những thí sinh đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào của trường. Hầu hết các trường cao đẳng tuyển sinh ngành Vật lý trị liệu thường chỉ xét tuyển bằng học bạ THPT. Theo đó, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là đã có cơ hội trúng tuyển. Cụ thể, thí sinh cần đáp ứng điều kiện sau:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, BTVH hay trình độ tương đương.
- Thí sinh có tư chất đạo đức tốt, không trong thời gian thi hành án.
- Thí sinh có sức khỏe bình thường, đảm bảo quá trình học không bị gián đoạn.
Với điều kiện xét tuyển này, thí sinh có nhiều cơ hội theo đuổi ngành học mình yêu thích mà không phải trải qua các kỳ thi căng thẳng hay lo lắng về mức điểm chuẩn vào trường. Đây được xem là cơ hội để những thí sinh có học lực bình thường theo đuổi đam mê với ngành Vật lý trị liệu.
Tổng hợp