Với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như ngành Marketing, thuật ngữ Digital đã trở nên phổ biến hiện nay. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Digital Marketing.
Tóm tắt nội dung
1. Ngành Digital Marketing là gì?
Digital marketing là một khái niệm phổ biến trong ngành marketing. Xu hướng kèm theo sự phát triển của công nghệ khiến nó trở nên quan trọng với hiện tại cũng như tương lai.
Digital Marketing hay còn gọi là tiếp thị kĩ thuật số. Đây có thể hiểu là những hoạt động quảng bá cho sản phẩm/ thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Hiểu một cách đơn giản, Digital Marketing là các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kĩ thuật số trên Internet.
Theo những chuyên gia Marketing, từ khi có Internet, hành vi và xu hướng mua hàng của người tiêu dùng có nhiều thay đổi. Nhiều đối tượng khách hàng ưa chuộng việc tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội,…Điều này đã tạo nên một phân khúc khách hàng mới – khách hàng trên Internet. Digital Marketing ra đời kể từ đây.
2. Một số công cụ Digital Marketing phổ biến hiện nay
Website/landing page/blog…: Kênh đăng tải các thông tin dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu để khách hàng của bạn tham khảo.
Content (nội dung): Xây dựng nội dung tiếp thị trực tuyến hiệu quả.
SEO (Search engine optimization: Thực hiện nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm.
SEM (Search Engine Marketing: Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Adwords.
Email Marketing: Tiếp thị tới người dùng bằng email.
Online PR: Quan hệ công chúng trên môi trường internet.
Quảng cáo banner online: Mua banner quảng cáo trên các 4rum, diễn đàn, các trang tin tức điện tử lớn, có tầm ảnh hưởng trong xã hội…
Social Media Marketing: Tiếp thị và tương tác với người dùng online thông qua các mạng xã hội.
Mobile Marketing: Chiến lược Marketing trên điện thoại (gửi tin nhắn, ứng dụng điện thoại…)
Web analytics: Thường hay sử dụng công cụ Google Analytics để phân tích.
3. Làm Digital Marketing là làm những công việc gì?
Đây là vấn đề rất nhiều người thắc mắc. Vậy công việc cụ thể của Digital Marketing là gì?
Tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm, tăng tối đa số lượng từ khoá để đẩy website công ty lên top đầu các trang tìm kiếm (google, msn, yahoo, altavista…)
Báo cáo theo tháng về hiệu quả của những kỹ thuật SEO áp dụng cho website công ty và những thông tin liên quan tới công ty. Bên cạnh đó, thực hiện hệ thống hoá thông tin và giao diện website công ty.
Tìm kiếm, khách hàng qua internet, thực hiện kế hoạch marketing và quảng bá sản phẩm qua internet, cụ thể: đưa thông tin công ty và sản phẩm tới khách hàng thông qua các trang web giao dịch thương mại, các trang web chuyên ngành, các diễn đàn có liên quan đến ngành nghề, các trang web tìm kiếm…
Thực hiện và quản lý kênh tiếp thị, truyền thông qua email, các bản tin điện tử và phân tích và hiệu suất Báo cáo của bản tin điện tử.
Đề xuất, thiết kế và thực hiện các chương trình để cải thiện hiệu suất của các kênh email marketing, và chiến dịch để có được các phản hồi của khách hàng nhận được thông tin qua email marketing.
Phối hợp với bộ phận Bán hàng phát triển và thực hiện các chiến dịch tiếp thị email đến một cơ sở dữ liệu của khách hàng tiềm năng và hiện hành, có trách nhiệm thu thập số liệu từ đầu.
Biên dịch và phân tích dữ liệu hiệu suất và các số liệu và thực hiện những khuyến nghị cho các chiến dịch tối ưu hóa dựa trên phân tích.
Hỗ trợ trong việc thiết kế và tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh hàng tháng, hàng quý. Đồng thời, hỗ trợ tổng hợp dữ liệu và phân tích để đánh giá hiện tại và tiềm năng hoạt động tiếp thị online.
Bên cạnh đó, Digital Marketing còn đảm nhiệm vụ khác theo sự phân công quản lý.
Với những thông tin tổng quan về ngành Digital Marketing, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về ngành Digital Marketing một cách đầy đủ nhất.
>>> Xem ngay Trường Trung cấp Phương Nam để tìm hiểu ngành Công nghệ thông tin hệ đào tạo Trung cấp- ngành học được đánh giá cao hiện nay.